Bệnh tiểu đường là căn nguyên của biết rất nhiều rắc rối, làm giảm chất lượng cuộc sống và lấy đi sức khỏe của rất nhiều người.

Bệnh tiểu đường sẽ dẫn đến biến chứng tim mạch, gây giảm thị lực, rối loạn nội tiết tố, làm giảm cân đột ngột và bệnh tiểu đường bị mất ngủ kèm theo.


Vậy tại sao bệnh tiểu đường bị mất ngủ?

Các nhà nghiên cứu đã tiến hành giám định liên tục trong 2 năm 2012 và 2013 về mối liên quan giữa tiểu đường và mất ngủ sau đó cho ra các nhận định sau.

Tìm hiểu về: Triệu chứng của bệnh tiểu đường cần phải nắm rõ

Trước tiên cần hiểu mất ngủ có những dạng sau: khó ngủ, ngủ không đủ giấc, ngủ không sâu giấc hoặc ngủ quá nhiều. Khi bị mất ngủ thì biến chứng tiểu đường càng nghiêm trọng hơn và ngược lại  bệnh tiểu đường cũng làm bạn mất ngủ nhiều hơn.

Dù vậy không phải tất cả bệnh nhân tiểu đường bị mất ngủ mà chỉ xảy ra ở những người khó kiểm soát đường huyết, và những bệnh nhân xuất hiện thêm các biến chứng về tim mạch, thần kinh và hoại tử chi.

Trường hợp đầu tiên: đường huyết cao dẫn đến tình trạng đi tiểu đêm thường xuyên, mà đi tiểu đêm thì hiển nhiên mất ngủ.

Đường huyết cao là tim và các cơ quan bị ức chế, tuần hoàn máu không được ổn định, cơ thể mệt mỏi và khó đi vào giấc ngủ.

Các cơn đau ở chân, ở tim, khó chịu tại các vị trí khác nhau trên cơ thể làm bệnh nhân tiểu đường khó đi vào giấc ngủ.

Tiểu đường cũng là nguyên nhân xuất hiện chứng ngưng thở trong khi ngủ. Ngưng thở là khi việc thở và hít không diễn ra liên tục mà bị ngắt quãng, nhiều kết quả cho thấy có đến hơn 80% bệnh nhân tiểu đường bị ngưng thở trong khi ngủ, và hơn 50% số trường hợp bị rối loạn nặng.


Mất ngủ và những hệ lụy đáng sợ cho bệnh nhân tiểu đường:

Mất ngủ là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến stress, việc mất ngủ thường xuyên hơn sẽ giảm tuổi thọ, cơ thể mệt mỏi, tính tình nóng nảy, hay cáu giận.  Chất lượng cuộc sống và hạnh phúc cũng giảm theo.

Mất ngủ sẽ làm cơ thể không có thời gian để nghỉ ngơi và các cơ quan không thể giải trừ được độc tố ra bên ngoài cơ thể. Thời gian bài độc từ nội tạng diễn ra từ 9h tối đến 3h sáng, thời gian này cơ thể cần nghỉ ngơi để phục hồi và để ổn định các cơ quan.

Tham khảo: Bệnh tiểu đường suy thận có nguy hiểm đến sức khỏe không

Mất ngủ sẽ làm đảo lộn cân bằng hormoon, làm tiêu tốn calo và kích ăn nhiều hơn, gây thừa cân và bệnh béo phì.

Giấc ngủ quả thật quý hơn vàng, nếu bạn không thể ăn ngon miệng có thể bù đắp bằng sữa hoặc chuyền dung dịch, nhưng nếu thiếu ngủ sẽ không có gì có thể bù đắp được.

Một số mẹo nhỏ để cải thiện tình trạng bệnh tiểu đường bị mất ngủ:

- Tắt hết thiết bị điện tử trước khi đi ngủ: Việc nhìn chằm chằm vào các thiết bị điện tử sẽ làm cho đầu óc tỉnh táo và bị căng thẳng nên rất khó chìm vào giấc ngủ, tốt nhất sau 9h tối không nên để thiện thoại bật.

- Tránh xa khu vực ồn ào, không thể tâm trí bị ảnh hưởng: việc lắng tai nghe những tiếng động khó chịu hoặc ồn ào làm cơ thể không được thư giãn, khó đi vào giấc ngủ.

- Không sử dụng trà, cafe, thuốc lá sau 7h tối, bởi các loại đồ uống này chứa cafe in, một chất kích thích hệ thần kinh và gây tỉnh ngủ.

- Không sử dụng đồ uống có cồn trước khi ngủ bởi chúng sẽ làm hệ tuần hoàn máu hoạt động mạnh hơn và hệ thống thần kinh bị kích thích mạnh, dẫn đến khó ngủ, mất ngủ hoặc ngủ không sâu.

- Xây dựng giờ sinh học để cơ thể có thói quen tốt, bạn liên tục đi ngủ vào lúc 10h30 mỗi ngày dù có bận bao nhiêu công việc đi nữa, như vậy sẽ giúp cơ thể quen với điều đó, cứ đến đúng giờ là sẽ chìm vào giấc ngủ. Và đây là phương pháp hiệu quả nhất mà các chuyên gia khuyên dùng.


Ngoài ra còn rất nhiều phương pháp giúp người bệnh tiểu đường bị mất ngủ kiểm soát giấc ngủ tốt như thiền định, yoga, sử dụng các loại trà giúp hạ đường và ngủ ngon như trà khổ qua rừng, trà đinh lăng…

Kết hợp các phương pháp ăn uống, vận động và thuốc chỉ định để kiểm soát đường huyết là yếu tố tiên quyết giúp bạn giữ gìn sức khỏe, chống lại bệnh tiểu đường và tiền đề tốt để điều trị chứng mất ngủ.

Kết luận:

Nếu phát hiện bản thân mắc phải chứng mất ngủ kéo dài và có các biểu hiện bất thường như tê bì chân tay, mắt mờ, đau nhức ở chân… thì nhanh chóng đến các cơ sở ý tế và bác sĩ chuyên khoa để khám và điều trị. Điều này càng quan trọng hơn nếu bệnh nhân tiểu đường càng quan trọng hơn nếu bệnh nhân tiểu đường ở giai đoạn đầu và không hề nhận biết mình bị bệnh.

Chúc quý bệnh nhân tiểu đường mất ngủ nhanh chóng tìm được giải pháp cho bản thân mình và sống vui sống khỏe.