Bệnh tiểu đường bị lở loét nguy hiểm như thế nào?

Bệnh tiểu đường là nguyên nhân của rất nhiều biến chứng nghiêm trọng như mờ mắt, suy thận, sụt cân, biến chứng tim mạch và lở loét ở chân.

Vị trí thường xuyên xuất hiện lở loét ở bàn chân là ngón chân cái và hõm chân. Do tình trạng tiểu đường kéo dài dẫn đến các mô cơ bị hoại tử, làm lộ các lớp thịt bên trong, có thể loét sâu đến tận xương nếu không có phương pháp phòng bị phù hợp.

Gần như 100% bệnh nhân tiểu đường đều có nguy cơ xuất hiện biến chứng ở chân, nên việc chăm sóc bàn chân nếu bị tiểu đường là hết sức quan trọng, nhằm tránh tình trạng bị nhiễm trùng và phải cắt chi sau này.

Tìm hiểu về: Sự nguy hiểm từ bệnh tiểu đường gây giảm cân


Ngoài bệnh tiểu đường cũng có một số nguyên nhân khác gây ra tình trạng loét bàn chân, dẫn đến người bệnh khó nhận biết mình bị tiểu đường. Một trong những nguyên nhân đó là:

- Sử dụng bia rượu thường xuyên
- Bệnh về tim mạch
- Béo phì
- Hút thuốc lá, sử dụng chất kích thích thường xuyên
- Các bệnh lý về đường huyết như bệnh máu khó đông

Một lời khuyên cho bệnh nhân tiểu đường tuýp 1 nếu không may gặp phải tình trạng loét bàn chân thì việc đầu tiên cần làm là giảm mức đường huyết, đưa về ngưỡng an toàn, sau đó mới tiến hành chữa trị bệnh viêm loét sau.

Các dấu hiệu trước khi xuất hiện tình trạng loét bàn chân mà bệnh nhân tiểu đường cần lưu ý:

Bàn chân thường xuyên tê bì, mất cảm giác và khó kiểm soát, đôi khi cảm thấy ngứa râm ran, đau đớn như có kim châm, kiến bò. Đây là thời điểm mà các tế bào thần kinh ở khu vực đầu ngón chân và các vị trí xung quanh bàn chân đang bị tổn thương, khởi nguồn cho tình trạng viêm loét sắp tới.

Dấu hiệu dễ nhận biết thứ 2 là xuất hiện tình trạng mưng mủ và sưng phù, mất độ cao giãn, nếu bị đè nén thì lâu mới hồi lại trạng thái bình thường trước đó.

Dấu hiệu nhận biết thứ 3 là tình trạng da sẫm màu hơn bình thường ở mu bàn chân và có dấu hiệu rạn nứt ở khu vực này.

Tình trạng bên trên kéo dài trong một thời gian nhất định sẽ xuất hiện biến chứng lở loét và nhiễm trùng sau này.


Trường hợp bệnh tiểu đường bị lở loét thì bệnh nhân tiểu đường kiểm soát thế nào?

Một khi phát hiện các dấu hiệu lạ trên đôi bàn chân, hoặc nếu không may xuất hiện vết loét thì bệnh nhân tiểu đường cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ chuyên khoa tiểu đường để lấy lời khuyên tư vấn và làm theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Tiếp theo cần sử dụng các biện pháp vệ sinh cá nhân hằng ngày để hỗ trợ cho vết thương bị loét mau lành hoặc không phát sinh thêm:

Các công việc cần chú trọng là: khử trùng xung quanh vùng gia bị nhiễm trùng, lở loét, thay bằng thường xuyên để tránh vết thương không bị ướt, không tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi, phát triển.

Ưu tiên các loại băng hạn chế sự phát triển của vi khuẩn như alginat canxi.

Quý bệnh nhân đừng xem thường những biện pháp nhỏ nhưng hiệu quả này, việc giữ gìn vệ sinh nơi vết thương sẽ tiền đề quan trọng cho việc điều trị và làm lành vết thương.

Xem thêm: Triệu chứng của bệnh tiểu đường cần phải nắm rõ

Tôi bị tiểu đường và chưa bị lở loét thì cần làm gì để tránh biến chứng?

Như đã nói ở trên, gần như 100% bệnh nhân tiểu đường sẽ xuất hiện biến chứng lở loét ở bàn chân. Nếu bạn chưa gặp biến chứng này thì thật sự rất may mắn và cần có biện pháp ngăn chặn sự xuất hiện của nó.

Chỉ cần siêng năng một chút thôi là bạn sẽ an tâm sống khỏe không lo biến chứng bàn chân.

- Vệ sinh chân mỗi ngày trước khi đi ngủ.

- Giữ cho bàn chân luôn đủ độ ẩm, không để bị khô da.

- Vệ sinh giày dép, vớ tất thường, ngăn chặn vi khuẩn phát triển.


Thường xuyên có thói quen kiểm tra sức khỏe định kỳ tại các bệnh viện, trung tâm y tế và bác sĩ sẽ giúp giảm 85% nguy cơ cắt cụt chi ở bệnh nhân tiểu đường. Được kiểm tra sức khỏe định kỳ là điều kiện tiên quyết trước khi sử dụng các phương pháp điều trị bằng thuốc hoặc liệu pháp vật lý. Tuy nhiên số lượng người đi thăm khám để phòng tránh nguy cơ này chỉ ở mức thấp, chưa đến 20% ngay cả ở những nước phát triển nên hậu quả của bệnh tiểu đường vẫn đang báo động trên khắp thế giới.

Ngoài sử dụng các phương pháp thăm khám, điều trị bằng thuốc và tư vấn từ bác sĩ thì phương pháp ăn uống và sinh hoạt điều độ cũng giúp cải thiện rất nhiều trong việc phòng tránh bệnh tiểu đường và biến chứng nghiêm trọng của nó gây ra. Sử dụng một lượng calo vừa đủ mỗi tuần là bí quyết được các chuyên gia đầu ngành áp dụng cho bệnh nhân tiểu đường và đem lại hiệu quả rất cao.

Qua bài viết này chúng tôi hy vọng quý bệnh nhân tiểu đường có thể tìm được lời giải và các biện pháp phòng, tránh phù hợp cho căn bệnh tiểu đường. Chúc tất cả quý vị khán giả luôn khỏe mạnh, tìm được sự an lạc trong thân tâm và vượt qua căn bệnh tiểu đường một cách kỳ tích.